Kỹ thuật thúc nổi là gì? 4 lưu ý khi dập nổi bạn nên biết

Kỹ thuật thúc nổi là gì?

Mục lục

Trên một số tấm thiệp hay card visit, bạn sẽ thấy có phần dập nổi gồ lên trên bề mặt khá ấn tượng. Để tạo nên chúng, người ta phải sử dụng kỹ thuật thúc nổi áp dụng với một số thông tin quan trọng. Vậy kỹ thuật thúc nổi là gì? Nguyên lý thực hiện như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Kỹ thuật thúc nổi là gì?

Kỹ thuật thúc nổi là một hình thức gia công ấn phẩm sau in để tăng tính thẩm mỹ và hiệu ứng bắt mắt. Theo đó, dập nổi sẽ sử dụng 1 bề mặt gồm chi tiết, hình ảnh, chữ cái, thông tin quan trọng để làm nổi bật lên. Sau đó, mặt này sẽ được in màu rồi ấn xuống những tấm nhựa dày để tạo hiệu ứng chìm nổi cho thiệp, card,…

Kỹ thuật thúc nổi là gì?
Kỹ thuật thúc nổi là gì?

Tác dụng của kỹ thuật thúc nổi

Ngày nay, kỹ thuật thúc nổi được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực in ấn bởi chúng đem tới những công dụng nổi bật sau:

  • Mang lại vẻ đẹp nổi bật, thu hút và chỉn chu cho những sản phẩm in ấn.
  • Tạo sự nổi bật cho những thông tin, hình ảnh quan trọng như: tên công ty, logo, số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ,…
  • Kỹ thuật thúc nổi giúp các sản phẩm trở nên chuyên nghiệp, tạo cảm giác sang trọng, cao cấp hơn.
Kỹ thuật thúc nổi mang tới sự nổi bật, chỉn chu cho ấn phẩm
Kỹ thuật thúc nổi mang tới sự nổi bật, chỉn chu cho ấn phẩm

Ứng dụng:

  • Kỹ thuật thúc nổi thường sử dụng đối với thiệp mời, card visit, thiệp cưới, bìa sáng, menu. Hoặc những sản phẩm in có hiệu ứng nổi 3D ấn tượng nhằm thu hút sự chú ý người nhìn.
  • Phù hợp với những doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt bởi giá thành cao và đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ, kỳ công hơn các phương pháp in ấn khác.

Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật thúc nổi cho ấn phẩm

Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng khi thực hiện kỹ thuật thúc nổi giúp bạn sở hữu một ấn phẩm đẹp và chất lượng:

Chọn loại giấy in phù hợp

Khi chọn giấy in dập nổi, bạn cần lựa chọn loại giấy mỹ thuật thay với các loại giấy thông dụng như couche. Bởi lẽ, giấy mỹ thuật có độ cứng, độ sần và màu sắc đa dạng cho bạn lựa chọn. Đồng thời, việc sử dụng giấy mỹ thuật đem lại lớp nền đẹp và tính thẩm mỹ cao hơn khi kết hợp với kỹ thuật thúc nổi. Từ đó, mang tới sản phẩm bền, đẹp và thu hút người nhìn hơn.

Giấy mỹ thuật thường được sử dụng khi thực hiện dập nổi
Giấy mỹ thuật thường được sử dụng khi thực hiện dập nổi

Chọn định lượng giấy lớn 

Theo lời khuyên của chúng tôi, bạn nên chọn định lượng giấy từ 250gsm trở lên sẽ giúp ấn phẩm có độ dày nhất định. Đặc biệt, khi thực hiện kỹ thuật thúc nổi thì độ dày giấy càng cao thì độ nổi càng lớn. Vì vậy, với những loại thiệp mời, menu thì có thể chọn định lượng giấy từ 250gsm, còn với card visit không in thì hãy chọn loại 350 gsm trở lên để dập nổi

Chọn vị trí dập nổi

Thông thường, các loại card visit sẽ được in theo 1 template nhất định, chỉ có phần nội dung sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của khách hàng. Nếu in card visit thì sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ. Nếu in ít và dập nổi chi tiết phức tạp dành cho từng nhân viên thì sẽ tốn khá nhiều chi phí. Vì vậy, cách tốt nhất là dập nổi những điểm chung trên card visit như: logo, tên thương hiệu công ty,…

Chọn kỹ thuật in 

Nên chọn phương pháp in kỹ thuật số khi dập nổi để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho ấn phẩm
Nên chọn phương pháp in kỹ thuật số khi dập nổi để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho ấn phẩm

Phương pháp in lựa chọn để dập nổi đó là in kỹ thuật số do chúng đảm bảo hình ảnh sắc nét, đồng đều, chất lượng hơn so với phương pháp in offset. Hơn nữa, in offset cần in số lượng lớn trên 1000 sản phẩm và thực hiện trên giấy mỹ thuật để dập nổi nên chi phí không hề rẻ. Vì vậy, phương pháp in kỹ thuật số sẽ phù hợp hơn. Bên cạnh đó, ấn phẩm in thúc nổi thường đòi hỏi kỹ thuật cao, công đoạn phức tạp nên thời gian thực hiện cũng lâu hơn nếu làm số lượng.

Trên đây là giải đáp phương pháp kỹ thuật thúc nổi là gì và những lưu ý khi thực hiện để đảm bảo chất lượng thành phẩm tốt nhất. Nếu có nhu cầu in thúc nổi với số lượng lớn, hãy liên hệ với Nhóm In để được báo giá chính xác.

BÌNH LUẬN

CHIA SẺ

Facebook