In lụa là kỹ thuật in ấn cực kỳ phổ biến hiện nay. Với những ưu điểm nổi bật, in lụa ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống. Cùng Nhóm In tìm hiểu in lụa là gì và những ưu nhược điểm, quy trình in lụa chi tiết nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé!
In lụa là gì?
In lụa là một loại kỹ thuật in sử dụng khuôn in. Loại khuôn in này dùng để định vị hình in sau đó dùng thanh gạt để tán đều những màu mực in lên bề mặt sản phẩm thông qua tấm lưới in.
Sở dĩ được gọi là in lụa bởi vì từ đầu kỹ thuật in ấy này sử dụng tơ lụa để làm vật ngăn cách giữa vật liệu cần in và mực in. Sau này khi kỹ thuật phát triển hơn thì người ta đã thay thế tơ lụa bằng vải bông, vải sợi hoặc là lưới kim loại.
Vật liệu in ấn thì cũng được làm bằng vải hoặc các chất liệu khác mềm mại. Tuy nhiên hiện nay thì kỹ thuật này còn được áp dụng để in nhiều hình thức, chất liệu hơn như in trên thủy tinh, gỗ, giấy, túi nilon hoặc áp dụng in hoạt tiết trên gạch men, gạch ốp lát,…
Đặc điểm của in lụa
In lụa được ví như một bàn tay phép thuật bởi tính biến hóa đa dạng trên mọi loại bề mặt từ mỏng như giấy tới dày như gỗ, cứng như kim loại tới dẻo như cao su hay cồng kềnh, nặng nề như đá, gạch.
In lụa có thể áp dụng lên hàng trăm chất liệu khác nhau và bạn có thể bắt gặp kỹ thuật này trên nhiều chất liệu phổ biến như gỗ, giấy, nhựa, kim loại, mica,…
In lụa có thể tạo ra hàng trăm ngàn sản phẩm như: quần áo, sách, thiệp, khăn, balo, thùng đựng đồ,… một cách tinh tế, đẹp mắt nhất.
Phân loại kỹ thuật in lụa
Kỹ thuật in lụa được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào cách thức thực hiện, hình dạng của khuôn in hoặc phương pháp in ấn. Cụ thể như sau:
Phân loại bằng khuôn in
Trước hết, kỹ thuật in lụa được phân loại dựa trên khuôn in. Khuôn in lụa bao gồm 3 loại sau đây:
In lụa thủ công
In lụa thủ công được thực hiện thủ công 100% từ phần gạt mực lên khuôn in tới phần sấy khô. Cách in này áp dụng cho những đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng in ít.
In lụa bán tự động
In lụa bán tự động còn được gọi là in lụa cơ khí hóa 1 vài thao tác. Đa phần kỹ thuật này vẫn thực hiện theo cách thủ công nhưng có thêm một số thao tác do máy móc hiện đại thực hiện để tăng cường hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và nhân công.
In lụa tự động
In lụa tự động sử dụng hoàn toàn máy móc hiện đại để in ấn. Tất cả các công đoạn từ căn chỉnh, gạt mực, sấy khô đều do máy đảm nhận 100%. In lụa tự động tạo ra năng suất in ấn nhanh, phù hợp với các đơn hàng số lượng lớn.
Dựa vào hình dạng của khuôn in
Kỹ thuật in lụa còn được phân loại theo hình dạng của khuôn in, bao gồm:
Khuôn in lưới phẳng
Khuôn in lưới phẳng có dạng tấm. Loại khuôn này thường được dùng để in ấn hình ảnh, màu sắc lên các chất liệu mềm mỏng như giấy, vải, cao su,…
Khuôn in lưới tròn
Khuôn in lưới tròn được sử dụng để in ấn lên các chất liệu có đường cong như cốc, chén thủy tinh, gốm sứ,…
Dựa vào phương pháp in
Nếu phân chia theo phương pháp thực hiện thì in lụa được chia thành 3 loại như sau:
In lụa trực tiếp
In lụa trực tiếp là tiến hành in màu lên vật liệu cần in. Cách làm này thường chỉ áp dụng cho các loại vật liệu có màu trắng, vàng. Bởi những sản phẩm này không bị màu nền ảnh hưởng sẽ mang lại chất lượng in tốt, sắc nét nhất.
In lụa phá gắn
In lụa phá gắn thường áp dụng cho sản phẩm có sẵn màu nền vì nếu in trực tiếp lên đó sẽ bị nhòe màu sắc, đường nét. Người ta sẽ dùng kỹ thuật in lụa phá gắn để đảm bảo hình ảnh, màu sắc được in lên rõ ràng và không bị lem, nhòe.
In lụa dự phòng
Đối với các sản phẩm có màu nền không sử dụng được kỹ thuật in lụa phá gắn thì sẽ được chuyển sang in lụa dự phòng.
Ưu nhược điểm của in lụa
Ưu điểm:
- Chi phí in ấn thấp bởi quá trình in diễn ra nhanh chóng, không cần phải đầu tư quá nhiều máy móc hiện đại, tân tiến
- Dễ dàng in ấn hình ảnh lên nhiều chất liệu khác nhau với chất lượng tốt, sắc nét, không lem màu như: gỗ, giấy, vải, gốm sứ, thủy sinh, cao su, nhựa,…
- Đa dạng màu sắc, có thể lựa chọn màu theo ý muốn.
Nhược điểm:
- Mỗi màu sắc cần in sẽ phải sử dụng 1 khuôn in khác nhau nên sẽ tốn nhiều thời gian in ấn.
- Nếu số lượng in ít thì sẽ tốn nhiều chi phí nếu yêu cầu in nhiều màu.
- Hình in dễ bị đứt gãy khi thực hiện hoặc sau khi thành phẩm nếu chất lượng mực không đạt chuẩn.
- Nếu in bị lem hay nhòe màu sẽ khó giặt tẩy sạch sẽ vì mực bám rất chắc.
- Mỗi lần thực hiện in sẽ phải có bản phim lụa nên cần file thiết kế, file vector nên mất nhiều thời gian in
- Hầu hết các sản phẩm in lụa là màu đơn sắc vì chúng khó in được những hình biến sắc.
- In lụa mất nhiều thời gian và công sức nên không lấy được liền mà cần đợi. Vì thế kỹ thuật này chỉ phù hợp với đơn hàng số lượng ít.
Nguyên lý của in lụa
Nguyên lý của kỹ thuật in lụa chính là thấm mực. Mực in được cho vào lòng khung làm bằng hợp kim hoặc gỗ sau đó gạt qua bằng lưỡi dao cao su. Áp lực từ dao sẽ giúp mực thấm qua lưới in tạo hình để in lên những vật liệu đã được chuẩn bị sẵn. Ban đầu in lụa được làm 100% thủ công nhưng hiện nay đã được hiện đại hóa bằng máy móc để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Kỹ thuật in lụa áp dụng được trên nhiều chất liệu khác nhau như vải, gỗ, giấy, thủy tinh, gốm sứ, gạch men, nilon,…Thành phẩm của in lụa thường phù hợp với đồ thủ công mỹ nghệ đẹp, tinh tế hoặc các loại hàng tiêu dùng đặc biệt.
Quy trình in lụa chi tiết
Quy trình thực hiện in lụa bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khung in và pha keo. Khung in được làm từ gỗ hoặc hợp kim nhôm. Khung có nhiều hình dạng khác nhau và loại khung chữ nhật được sử dụng phổ biến nhất.
Bước 2: Chụp bản
Bước 3: Pha mực. Mực dùng để in cần chuẩn bị từ trước và phải phù hợp với chất liệu in ấn.
Bước 4: Tiến hành in thử và canh tay kê.
Cho mực in lên máng quét lưới và quét đều 2 mặt rồi sấy khô. Sau đó dán phim lên mặt ngoài của lưới in rồi dùng băng dính dán 4 góc lại.
Lấy tấm kính ép vào phim, lưới sau đó đem phơi dưới nắng hoặc dùng máy phơi trong 3 phút rồi kiểm tra lại chất lượng sản phẩm.
Bước 5: Tiến hành in hàng loạt sau khi kiểm tra sản phẩm đạt yêu cầu ở bước 4.
Bước 6: Gỡ phim ra khỏi khung. Tiến hành rửa và phơi khung thật khô để dùng cho lần in sau.
Ứng dụng của in lụa
Ngày này in lụa được ứng dụng cực kỳ phổ biến và bạn có thể bắt gặp sản phẩm của in lụa ở bất kỳ đâu. Cụ thể:
- In thiệp cưới, in áo, túi vải, túi nilon, biểu mẫu giấy tờ số lượng ít
- In trên nhiều chất liệu khác như như: thùng, bao bì, chai lọ, mạch điện tử, kim loại, nhựa, gạch, đá,..
- Được sử dụng như một phương pháp bổ sung sau in như phủ UV cục bộ, làm thẻ cào,…
Địa chỉ in lụa uy tín nhất
Hiện nay kỹ thuật in lụa đã được sử dụng rộng rãi nên có rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ in ấn này. Tuy nhiên để có được những sản phẩm in lụa chất lượng nhất quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Nhóm In. Đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành in ấn, sử dụng kỹ thuật in lụa hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
Ngoài ra, giá dịch vụ in lụa tại Nhóm In cũng được xem là cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, Nhóm In còn có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho những khách hàng thân thiết hoặc những đơn hàng số lượng lớn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được In lụa là gì và những đặc điểm, quy trình và ứng dụng của in lụa chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Trân trọng!