Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã kéo theo sự đa dạng về các phần mềm xử lý đồ hộ. Từ đó cho ra nhiều định dạng file thiết kế khác nhau. Vậy file thiết kế là gì? Có những định dạng file nào được dùng phổ biến hiện nay? Hãy cùng Nhóm In tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
File thiết kế là gì?
File thiết kế có thể hiểu đơn giản là tập hợp các hình ảnh được đặt tên và lưu trữ trong bộ nhớ máy tính. Những hình ảnh này sẽ gồm nhiều thông tin đi kèm được lưu lại dưới dạng một hay nhiều chuỗi ký tự. Các file thiết kế có nhiều định dạng khác nhau, người dùng có thể lựa chọn định dạng tùy theo mục đích sử dụng.
Ngoài ra, kích thước của file thiết kế cũng phụ thuộc nhiều vào máy tính của người dùng là yếu hay mạnh. Một số đơn vị đo kích thước file thiết kế phổ biến nhất là KB, MB, GB. Trong đó, 1024KB = 1MB, 1024MB = 1GB,….
8 Định dạng file thiết kế được dùng nhiều nhất hiện nay
Hiện nay, có 9 định dạng file thiết kế được dùng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Định dạng PNG
PNG là định dạng raster lossless viết tắt của Portable Network Graphics. Đây là định dạng tập tin được dùng nhiều nhất, có thể tích hợp tính trong suốt, độ hiển thị màu sâu hơn, lên tới hàng triệu màu. Vì thế, nó được coi là định dạng hoàn hảo cho cả ảnh có nền và không nền.
Đặc điểm của file PNG:
- Có thể hiển thị trên các phương tiện truyền thông, thiết kế đồ họa, hình ảnh có văn bản.
- Đảm bảo khi nén có thể giữ nguyên chất lượng ảnh
- Hỗ trợ ảnh không nền (transparency – trong suốt)
- Không dùng cho in ấn
File PNG thường được sử dụng khi:
- Cần ảnh không nền cho web, file văn bản,….
- Cần file có ảnh nền trong suốt với kích thước nhỏ
- Cần hình ảnh minh họa với số lượng màu giới hạn
Định dạng JPG/JPEG
JPG/JPEG là định dạng file nén lossy, viết tắt của Joint Photographic Experts Group. Kiểu định dạng file này có cách hoạt động là hy sinh một số chi tiết ảnh khi lưu để có thể giảm dung lượng. Vì thế nó rất phù hợp với những ai muốn lưu ảnh kích thước nhỏ. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chất lượng file bị giảm đi đáng kể, thậm chí có thể bị vỡ ảnh nếu kích thước quá nhỏ.
Đặc điểm của file JPG/JPEG:
- Là loại file thường dùng cho các loại ảnh kỹ thuật số, ảnh hiển thị trên phương tiện truyền thông.
- Không hỗ trợ ảnh không nền.
- Có thể giảm chất lượng khi nén file
- Không dùng cho in ấn vì chất lượng hình ảnh không đủ
Nên dùng định dạng file JPG khi:
- Cần làm việc online với các ấn phẩm
- In ảnh hoặc ấn phẩm khác
- Khi cần gửi ảnh demo cho khách hàng
Định dạng GIF
GIF là định dạng file thiết kế không nén, hoạt động bằng cách tạo ra một loạt khung hình rồi gộp lại để tạo ra chuyển động hình. Định dạng này được dùng phổ biến trên web, thường là ảnh động để quảng cáo, làm banner, ảnh email và trên các trang mạng xã hội. Tuy không cần nén nhưng GIF có thể xuất ra với cấu hình tùy chỉnh để giảm số màu, thông tin ảnh, từ đó làm giảm kích thước ảnh.
Đặc điểm của file GIF:
- Là ảnh động thường dùng cho trang mạng xã hội trực tuyến
- Cho phép giảm kích thước tệp và hỗ trợ nền trong suốt nhưng chất lượng thấp hơn file PNG
Định dạng PDF
PDF – Portable Document Format, là một định dạng file phổ biến dùng trong in ấn của hãng Adobe. Tương tự như Word, file PDF cho phép chỉnh sửa hình ảnh, văn bản text dưới dạng hình ảnh. Đặc biệt, file PDF không bị thay đổi hiển trị ở các môi trường khác nhau dù bạn mở trên bất kỳ thiết bị nào.
Đặc điểm của file PDF:
- Dùng như file để chia sẻ tài liệu, tài nguyên thiết kế với chất lượng cao.
- Có thể tăng giảm chất lượng trên nền tảng vecto tùy ý
- Sử dụng để hiển thị, lưu trữ online và rất thích hợp để in ấn.
Định dạng PSD
PSD – Photoshop Document, là định dạng ảnh độc quyền của Adobe để lưu trữ dữ liệu. Một định dạng PSD có thể xuất ra bất kỳ định dạng tệp ảnh nào, kể cả định dạng PNG. Nó cho phép người dùng làm việc với các lớp ảnh riêng lẻ của hình ảnh và lưu tất cả lại thành 1 tệp.
Đặc điểm của file PSD:
- Là định dạng file chuyên chỉnh sửa ảnh, thiết kế bằng phần mềm photoshop với các công cụ chuyên dụng.
- Không thể phóng to hình ảnh vượt quá chất lượng gốc
- Không hỗ trợ in ấn và vecto
Định dạng TIFF
TIFF – Tagged Image File Format được xem là định dạng tiêu chuẩn trong in ấn. Một tập tin TIFF có thể có kích thước lớn hơn nhiều so với JPEG và nén không mất dữ liệu. Điều này dẫn tới kích thước tệp tổng thể lớn hơn với chất lượng hình ảnh cao hơn. Vì thế, đây là định dạng lý tưởng cho những ai đề cao chất lượng ảnh.
Đặc điểm của định dạng TIFF:
- Có thể dùng để lưu trữ thẻ nền trong suốt, layer tương tự như file PNG
- Hỗ trợ lưu trữ siêu dữ liệu nâng cao qua GeoTIFF
- Thích ứng được với nhiều ứng dụng chỉnh ảnh phổ biến như photoshop
Định dạng AI
Ai là định dạng file được tạo ra từ phần mềm thiết kế Illustrator. Đây cũng là định dạng file đồ họa vector có khả năng thu nhỏ, phóng to ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Đặc điểm của định dạng Ai:
- Là file chuyên để thiết kế đồ họa, ấn phẩm trên Illustrator.
- Dễ dàng tăng giảm chất lượng ảnh tùy ý
- Không dùng để hiển thị online trên các phương tiện truyền thông
- Có thể dùng in ấn dưới định dạng .esp hoặc .pdf
Định dạng EPS
EPS – Encapsulated Postscript, là định dạng file giúp lưu các sản phẩm đồ họa như bản vẽ, logo, hình ảnh minh họa dưới dạng vector. Vì thế định dạng này có thể dùng để in ấn nhưng không thích hợp để hiển thị trực tuyến.
Đặc điểm của file EPS:
- Được sử dụng cho các biểu tượng và ảnh minh họa dưới dạng vector
- Cho phép tăng giảm kích thước file tùy ý
- Có thể dùng để in ấn, không dùng hiển thị online
- Có thể dùng Ai và Pts để mở file
Trên đây là tổng hợp các định dạng file thiết kế được dùng phổ biến nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích và giúp bạn giải đáp được câu hỏi file thiết kế là gì.