Hiện nay, ngành công nghiệp in ấn bao bì ngàng càng phát triển với đa dạng các loại sản phẩm bao bì. Việc chọn đúng loại giấy in bao bì là điều rất quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm đẹp mắt, bền vững, phù hợp với mục đích sử dụng. Vậy có những loại giấy in bao bì nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bao bì giấy là gì?
Bao bì giấy là một phương tiện đóng gói sử dụng chất liệu giấy. Nó không chỉ giúp bảo vệ sản phẩm mà còn là một công cụ quảng bá được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Bao bì giấy có sự đa dạng về kích thước, hình dạng và kiểu dáng và linh hoạt đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Bao bì giấy được dùng để đóng gói cho đa dạng sản phẩm như thực phẩm, đồ điện tử, quần áo, quà tặng. Ngoài ra, nó còn được dùng để in ấn ấn nhãn mác và thông tin sản phẩm. Điều này giúp tạo ra điểm nhấn đặc biệt, thúc đẩy tương tác và quan tâm từ phía người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, loại bao bì này còn có tính thẩm mỹ cao, giúp bảo vệ môi. Do đó, bao bì giấy ngày càng được sử dụng phổ biến và được nhiều người dùng ưa chuộng. Đặc biệt với sự phát triển vượt bậc trong công nghệ in ấn và sản xuất giấy giúp bao bì giấy không chỉ phong phú và đa dạng hơn mà còn đáp ứng được đòi hỏi cao về chất lượng và thiết kế từ thị trường.
Các loại giấy in bao bì thông dụng nhất
Giấy Ford
Ford là một loại giấy phổ biến, điển hình là giấy A4 được sử dụng rộng rãi trong các tiệm photo. Giấy Ford được sản xuất từ 100% bột giấy, bề mặt nhám và khả năng bám mực tốt. Định lượng thường trong khoảng 70-80-90 gms. Loại giấy này có thể chia thành hai loại chính:
- Giấy Ford Trắng: Có độ trắng cao (từ 68% trở lên), giấy Ford trắng thường được ưa chuộng trong in bao thư, giấy tiêu đề, in tài liệu văn phòng hoặc in sách với 1 – 2 màu.
- Giấy Ford Vàng: Có độ trắng thấp (dưới 60%) và thường có tông màu vàng nhẹ. Giấy Ford vàng thường được ứng dụng trong việc in sách giáo khoa, sách văn học. Loại giấy này nổi bật với ưu điểm giá thành tương đối thấp nhưng được sử dụng và ứng dụng đa dạng.
Giấy Couche
Trong các loại giấy in bao bì, giấy Couche nổi bật với bề mặt bóng, mịn, láng và có độ sáng cao. Đây là loại giấy tạo ra hiệu ứng đẹp mắt khi in, thường có đặc tính mỏng và mềm. Giấy Couche có thể tương thích với nhiều công nghệ in, đặc biệt là in offset nên thường được sử dụng rộng rãi cho việc in tem nhãn, catalogue, tạp chí, poster, brochure,…. Định lượng của giấy Couche khoảng 90 – 300 gms.
Giấy Couche được phân thành 2 dạng chính:
- Giấy Couche Gloss (bóng): Nổi bật với bề mặt bóng, có khả năng phản sáng tốt và màu sắc in ấn tươi sáng.
- Giấy Couche Matt (mờ): Bề mặt mờ, nhẵn mịn, không bóng với màu in hơi trầm, tạo nên một hiệu ứng in độc đáo và tinh tế.
Giấy Duplex
Giấy Duplex là một loại giấy 2 mặt với một mặt được phủ bóng và mặt còn lại không phủ. Khi in màu lên giấy Duplex, xưởng sản xuất cần đặc biệt cân nhắc để tránh các lỗi sản phẩm. Với quy trình sản xuất tiên tiến, giấy Duplex thường được ưa chuộng trong việc làm các thùng carton lớn do độ bền và độ dày đặc trưng.
Có 2 loại giấy Duplex phổ biến gồm:
- Giấy Duplex 1 mặt: Là giấy chỉ được phủ bóng một mặt. Loại giấy này thích hợp để làm thùng/hộp carton, giúp bảo quản sản phẩm và làm nổi bật logo, tên thương hiệu thông qua độ bóng, mịn của giấy.
- Giấy Duplex 2 mặt: Là giấy được tráng phủ cả hai mặt. Sử dụng để làm bìa hồ sơ, bao thư, giấy Duplex 2 mặt tạo nên sự trang trọng cho bộ hồ sơ.
Ưu điểm:
- Độ bền và độ cứng cao: Vượt trội so với các loại giấy thông thường.
- Màu sắc lên đều đẹp: Sử dụng in ấn cho nhiều loại hộp khác nhau.
Nhược điểm:
- Trọng lượng lớn: Nặng hơn so với các loại giấy in bao bì khác, tạo khó khăn trong quá trình in ấn, cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn.
- Khác biệt về màu sắc: Do tính chất khác nhau của giấy, nếu không kiểm soát được có thể gây ra sự khác biệt về màu sắc.
Giấy Bristol
Giấy Briston có 2 mặt trắng láng mịn, khá tương đồng với giấy Couche nhưng lại có độ dày và cứng cao hơn. Trong lĩnh vực in bao bì, việc sử dụng giấy Briston mặt láng mịn thường phổ biến và được ưa chuộng hơn so với Briston mặt sần.
Điều đặc biệt của giấy Briston là bề mặt có khả năng bám mực tốt nên khi in offset sẽ giúp sản phẩm đẹp hơn. Loại giấy này thường được ứng dụng để in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời,… Định lượng giấy khoảng 230 – 350 gms.
Ưu điểm:
- 2 mặt màu trắng láng mịn: Tạo hiệu ứng in ấn vô cùng đẹp mắt với độ láng mịn trắng trải đều trên cả hai mặt.
- Độ bền cao và dày dặn: Bristol được đánh giá cao về độ bền và độ dày, làm tăng tính chất chắc chắn cho sản phẩm.
- Phù hợp với nhiều loại máy in: Giấy Bristol dễ tương thích với nhiều loại máy in khác nhau, mang lại chất lượng in ấn tuyệt vời.
- Sử dụng đa dạng: Bristol không chỉ được áp dụng trong in bao bì mà còn sử dụng rộng rãi trong việc tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như hộp mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, và in thiệp cưới.
Nhược điểm:
- Giá cao: So với các loại giấy in bao bì khác, giá thành của Bristol có thể cao hơn, đòi hỏi sự xem xét cân nhắc khi lựa chọn.
- Trọng lượng nặng: Do được ép từ nhiều lớp giấy, Bristol có trọng lượng tương đối nặng, điều này khiến quá trình xử lý và vận chuyển khó hơn.
Giấy Ivory
Giấy Ivory là một loại giấy gần giống với giấy Bristol với một mặt trắng, mặt còn lại màu trắng nhám. Loại giấy này có độ dày và độ cứng vượt trội, định lượng phổ biến từ 190gsm – 400gsm, trong đó phổ biến nhất là Ivory 300gsm, 350gsm và 400gsm.
Có 2 loại giấy Ivory gồm:
- Giấy Ivory (FBB): Một mặt được tráng phủ, mặt còn lại màu trắng nhám. Thường được sử dụng để làm hộp thuốc lá, hộp cà phê,…
- Giấy Ivory (Kraft): Một mặt tráng láng Ivory, mặt còn lại sần sùi giống giấy Kraft. Thường được sử dụng để làm hộp diêm, hộp giày, hộp kem đánh răng,…
Ưu điểm:
- Bề mặt láng mịn: Tạo ra hình in đẹp mắt với bề mặt láng mịn.
- Độ bền và độ cứng: Giúp sản phẩm chịu được va đập nhẹ với độ bền và độ cứng tốt.
- Phù hợp với nhiều công nghệ in khác nhau.
Nhược điểm:
- Giá tương đối cao: So với giấy Couche và Bristol, giá thành của Ivory có thể cao hơn một chút.
- Màu hơi vàng: Màu sắc của giấy có thể có chút ánh vàng, không trắng như giấy Couche.
Giấy Decal
Giấy Decal là một dạng nhãn giấy thường dùng để dán lên nhiều đồ vật khác nhờ vào lớp keo chất lượng cao phủ ở mặt sau, được bảo vệ bởi một lớp giấy che phủ. Khác với các loại sticker, lớp keo của Decal được làm ướt và sau đó làm khô. Điều này có nghĩa là chỉ cần bóc lớp giấy bảo vệ ra, bạn có thể dễ dàng dán Decal lên bất kỳ vật thể nào. Định lượng thông thường của giấy Decal là 115 gsm, 135 gsm, 150 gsm,…
Giấy decal chia thành 3 loại gồm:
- Decal đế vàng: Bề mặt trắng bóng, có khả năng in hình ảnh, lớp keo phủ phía sau để dán lên bề mặt sản phẩm. Decal này thường có khả năng chống nước tốt.
- Decal đế xanh: Tương tự như Decal đế vàng.
- Decal da bò: Được làm từ giấy Kraft màu nâu, được phủ keo để in logo, tên sản phẩm,… sau đó dán lên thùng carton.
Ưu điểm:
- Hình ảnh và màu sắc đẹp mắt: Thể hiện hình ảnh và màu sắc một cách sinh động và chân thực.
- Độ bám dính cao, kháng nước: Bề mặt dính tốt và chống nước đáng kể.
- Chi phí in ấn rẻ, nhẹ, dễ tạo hình: Giúp giảm chi phí và thuận tiện cho quá trình sử dụng.
Nhược điểm:
- Độ bền kém: Đặc biệt nếu không sử dụng màng bảo vệ bên ngoài.
- Không phù hợp với điều kiện môi trường đặc biệt: Không nên tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường có độ ẩm thấp, chỉ phù hợp trong điều kiện môi trường bình thường.
Giấy Kraft
Giấy Kraft được chế tạo từ bột giấy hóa học của gỗ mềm thông qua quy trình nghiền bột. Điều đặc biệt ở quá trình sản xuất này là khả năng đốt tái sinh nhiệt, giúp tiết kiệm năng lượng và nâng cao tính thân thiện với môi trường, chính vì thế còn được gọi là giấy tái sinh. Định lượng của giấy Kraft có thể dao động từ 80 gsm đến 400 gsm.
Giấy kraft được chia thành 2 loại gồm:
- Giấy Kraft màu nâu vàng nhạt: Được tạo ra từ sợi Xenlulozo xử lý bằng muối Natri Sunphat và không trải qua quá trình tẩy trắng.
- Giấy Kraft màu trắng: Bản chất là giấy màu nâu vàng, nhưng đã được tẩy trắng trong quá trình sản xuất.
Ưu điểm:
Khả năng thấm hút tốt, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
- Dẻo dai và chịu lực tốt.
- Giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí in ấn bao bì cho người tiêu dùng.
- Thân thiện với môi trường, có khả năng tái sử dụng nhiều lần, làm giảm tác động tiêu cực đối với môi trường.
Nhược điểm:
- Không thích hợp cho sản phẩm lỏng và dạng keo
Giấy Mỹ Thuật
Giấy Mỹ Thuật là loại giấy có bề mặt láng mịn và hơi sần, thường được sử dụng cho in ấn bao bì cao cấp. Với định lượng giấy dao động từ 120 gsm – 180 gsm, giấy mỹ thuật thường có độ cứng và độ bền cao hơn so với nhiều loại giấy thông thường khác.
Phân Loại:
- Giấy Linen: Bề mặt có vân phớt nhẹ.
- Giấy Ipack: Độ cứng, độ dày cao và bề mặt mịn màng, cùng với màu sắc tươi tắn.
- Giấy Romance: Màu sáng và bề mặt giấy có độ xốp cao, tạo nên hình in đẹp mắt.
- Giấy Notturno: Đậm màu và bề mặt giấy mịn.
- Giấy Stardream: Bề mặt giấy có ánh kim, tạo điểm nhấn đặc biệt.
- Giấy Safari: Bề mặt giấy mịn và có độ trắng cao.
Ưu Điểm:
- Tạo sự sang trọng cho bao bì sản phẩm.
- Độ bền cao, chống phai mờ, đảm bảo hình in luôn rõ nét.
Nhược điểm:
- Vì chất liệu và độ hoàn thiện cao, giấy mỹ thuật có giá thành cao hơn so với một số loại giấy khác.
Trên đây là tổng hợp một số loại giấy in bao bì phổ biến và chất lượng nhất hiện nay. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích và giúp bạn chọn được loại giấy in phù hợp nhất.