Các khổ giấy từ A1 đến A7 là loại được sử dụng nhiều hơn cả đặc biệt trong in ấn văn phòng. Đa số các loại máy móc hoạt động dựa trên khổ giấy này nên khi in ấn, thiết kế, sản xuất cũng nên tuân theo. Nếu không các máy móc sẽ không hoạt động và các nhà in cũng không nhận in ấn cho bạn.
Tại sao phải tuân theo các khổ giấy?
Nguyên liệu: khi bạn mua các loại giấy nguyên liệu chúng vốn đã được cắt thành các khổ giấy to kích thước cố định. Các khổ này cũng theo nguyên lý nhất định ví dụ khi cắt khổ A4 làm đôi sẽ ra khổ A5 sẽ rất tiện để sử dụng.
Thiết kế: chính vì giấy nguyên liệu và máy móc có kích thước khổ giấy cố định. Nên người thiết kế và phần mềm cũng phải tuân theo các quy định này. Điều này tạo nên cả một quy trình hoạt động trơn tru không bị gián đoạn bởi sự sai lệch về kích thước.
Máy móc: các máy in, máy gia công cũng được sản xuất ra chỉ để hoạt động trên một khổ nhất định. Ví dụ máy in offset khổ 72 x 102, 52 x 72, 42 x 65… Chúng không thể hoạt động hiệu quả trên các kích thước khác. Để dễ dàng hơn các nhà sản xuất luôn tuân theo các khổ giấy thông dụng để phù hợp nhất với người dùng.
Khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7 có kích thước tính theo mm là?
- Khổ giấy A0 có kích thước tính theo mm là 841 x 1189
Khổ A0 là khổ lớn nhất rộng 841 x 1189 mm từ khổ A0 có thể cắt ra làm 2 khổ A1, cắt làm 4 lần khổ A2, làm 8 lần khổ A3 và 16 lần khổ A4. Đối với khổ giấy có kích thước lớn như vậy tính ứng dụng sẽ ít. Nó thường dùng để vẽ tranh, in banner, poster treo tường… Đa phần nó sẽ được bỏ vào máy cắt để cắt thành các khổ thông dụng hơn để sử dụng.
- Khổ giấy A1 có kích thước tính theo mm là 594 x 841
Khổ A1 là khổ A0 khi bị cắt làm đôi kích thước chuẩn của nó là 594 x 841 mm(w x h). Khổ này có khá ít ứng dụng trong thực tế nhưng nó cũng có thể là kích thước đầu vào của một số máy in công nghiệp khổ lớn. Nếu cảm thấy kích thước của nó khá bất thường thì có thể cắt đôi nó thành khổ A2.
- Khổ giấy A2 có kích thước tính theo mm là 420 x 594
Khổ A2 cũng ít được sử dụng các ứng dụng in ấn văn phòng thường dùng khổ giấy nhỏ hơn. Kích thước chính xác của nó là 420 x 594mm (w x h). Nó được sử dụng để in các loại túi giấy có kích thước vừa phải, cũng dùng để vẽ trong hội họa.
- Khổ giấy A3 có kích thước tính theo mm là 297 x 420
Kích thước khổ A3 chính xác là 297 x 420mm. Là khổ giấy to hơn khổ A4 nên các ứng dụng nào không in được trên khổ A4 sẽ dùng khổ A3. Ứng dụng thường gặp nhất là ấn phẩm quảng cáo, túi giấy nhỏ, ngành hội họa, catalogue…
- Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là 210 x 297
Giấy A4 là khổ giấy được sử dụng nhiều nhất, đa số các ứng dụng văn phòng đều dùng khổ giấy này. Ví dụ như hợp đồng, sách, tài liệu… Kích thước chuẩn là 210 x 297 mm (w x h) nó tạo ra các ấn phẩm vừa tay người dùng dễ dàng để sử dụng, di chuyển, đọc, viết… Đa số các loại máy in nhỏ và tầm trung trong văn phòng đều mặc định sử dụng giấy A4.
- Khổ giấy A5 có kích thước tính theo mm là 148 x 210
Khổ giấy A5 khá nhỏ nên thường dùng để in biên lai, biên nhận, tờ rơi, tem nhãn, sách… Kích thước chuẩn là 148 x 210 mm nó cũng được sử dụng khá nhiều. Kích thước bằng ½ khổ A4 cầm khá vừa tay nên được sử dụng trong nhiều ứng dụng sản phẩm, mặt hàng.
- Khổ giấy A6 có kích thước tính theo mm là 148 x 105
Khổ A6 rất nhỏ kích thước chính xác là 148 x 105mm. Kích thước này khá nhỏ chuyên dùng in namecard, tem nhãn, tờ rơi cỡ nhỏ… Người ta cũng ít chọn khổ A6 để in vì ít máy móc thường không chấp nhận khổ này. Cách làm là sẽ in trên khổ lớn hơn rồi cắt nhỏ ra.
- Khổ giấy A7 có kích thước tính theo mm là 74 x 105
Khổ A7 là khổ nhỏ nhất mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài này. Do khổ càng nhỏ tính ứng dụng của nó càng ít. Kích thước chính xác khổ A7 là 74 x 105mm kích thước này có lẽ vừa vặn với các loại tem nhãn sản phẩm, tem bảo hành, tem chống giả, namecard, giấy ghi chú…
Nhu cầu tìm chính xác kích thước các khổ giấy rất lớn. Đa phần để tính toán thiết kế, in ấn các sản phẩm cho phù hợp. Các loại giấy và in ấn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
Tìm hiểu tiêu chuẩn kích thước giấy quốc tế ISO 206
Ngày nay nhân loại thống nhất với nhau hai tiêu chuẩn về kích thước giấy bao gồm. Kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế ISO được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Tiêu chuẩn còn lại sử dụng rộng rãi ở các nước Bắc Mỹ như Mỹ, Canada, Mexico… Trong bài này ta sẽ chỉ tìm hiểu tiêu chuẩn quốc tế.
Theo tiêu chuẩn này giấy sẽ chia làm 3 loại giấy A, giấy B, giấy C… giấy có tên gọi nhỏ thì có kích thước lớn hơn ví dụ A4 thì lớn hơn A5. Bạn có thể nhìn vào bảng trên để thấy kích thước chính xác từng khổ giấy. A0 là khổ giấy lớn nhất nó có kích thước sấp sỉ 1 mét. Các khổ giấy nối liền theo sau sẽ có diện tích bằng ½ lần giấy trước.
Vì sao khổ A4 có kích thước lẻ 210x297mm
- Khổ giấy A0 có kích thước 1189x841mm. 16 tờ giấy A4 sẽ gộp lại thành 1 tờ giấy A0. Lý do 1189 chia 4 sẽ ra số 297.25mm.
Tìm hiểu khổ giấy B và C
Bên cạnh khổ giấy A được sử dụng phổ biến thì ta còn có khổ B và C. Khổ B được tạo thành bằng cách lấy trung bình diện tích của hai khổ A liền nhau.
- S B1 = (S A0 + S A1)/2 (S là diện tích).
Khổ giấy B thường được sử dụng trong in ấn kỹ thuật số. Làm poster, voucher hay làm sách.
Khổ C ít được sử dụng hơn nó được tạo thành bằng cách lấy trung bình diện tích trung bình của khổ A và B.
- S C1 = (S A1 + S B1)/2 (S là diện tích).
Ưu điểm của tiêu chuẩn giấy ISO
Lợi thế của hệ thống này là về việc thay đổi kích thước khổ vẫn đảm bảo tỷ lệ giữa hay cạnh của giấy. Điển hình như những khổ giấy được cung cấp bởi máy photocopy văn phòng. Khi bạn muốn phóng lớn từ khổ A4 lên A3, cũng như thu nhỏ từ A3 xuống A5. Tương tự, hay tờ A4 có thể thu nhỏ vừa vặn mà không cần phải cắt ra hoặc canh lề.