Kỹ thuật cán bóng, cán mờ là gì? Đây là câu hỏi Nhóm In thường nhận được của khách hàng khi sử dụng dịch vụ in ấn của chúng tôi. Nếu bạn cùng chung thắc mắc này, mời tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về khái niệm và quy trình thực hiện chi tiết.
Kỹ thuật cán bóng, cán mờ là gì?
Kỹ thuật cán bóng, cán mờ là hoạt động gia công thêm cho mẫu in bằng cách phủ lên bề mặt sản phẩm một lớp màng Polymer bóng hoặc mờ. Tác dụng của chúng là giúp ấn phẩm được bền đẹp, tránh phai màu, bụi bẩn, trầy xước,…Đồng thời, những ấn phẩm được cán bóng, mờ sẽ sở hữu tính thẩm mỹ cao, thu hút người nhìn hơn mà vẫn tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Sự khác biệt lớn nhất giữa cán bóng và cán mờ đó là tính chất, độ phản quang của màng Polymer phủ trên bề mặt. Cụ thể như sau:
- Cán bóng: Là sử dụng màng nhựa Polymer cán nhiệt lên bề mặt sản phẩm, tạo độ bóng bắt mắt, thu hút cho sản phẩm. Thông thường, cán bóng thường áp dụng cho decal ô tô, tờ rơi, catalogue, card visit,…Đặc biệt, bạn có thể áp dụng cán bóng trên cả 2 mặt của ấn phẩm.
- Cán mờ: Là kỹ thuật phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng nhựa mang lại tính thẩm mỹ và tăng độ bền hiệu quả. Tuy nhiên, so với cán bóng thì màng mờ kém thẩm mỹ hơn do không tạo hiệu ứng phản ánh sáng. Cán mờ thường được sử dụng cho sản phẩm như: tờ rơi quảng cáo cho spa, mỹ phẩm, nails,…giúp tạo chiều sâu và cảm giác sang trọng, quý phái.
Quy trình thực hiện kỹ thuật cán bóng, cán mờ
Cán bóng, cán mờ là kỹ thuật phổ biến trong hoạt động gia công, in ấn. Để thực hiện, người ta thường dùng thiết bị máy cán màng và nguyên liệu là cuộn màng. Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Trải cuộn màng ra và tráng 1 lớp keo dính mỏng.
Bước 2: Đưa ấn phẩm cần cán màng vào hệ thống trục lăn ép màng trên bề mặt giấy.
Bước 3: Một trục trong máy cán màng sẽ cuộn và thu hồi giấy đã được hoàn thành cán màng thành một cuộn tròn.
Bước 4: Khi keo khô, trải ấn phẩm ra từng tờ bằng tay
Bước 5: Cắt gọt những phần màng dư thừa.
Công dụng của cán bóng, cán mờ đối với ấn phẩm
Gia công cán bóng, mờ mang lại một số tác dụng nhất định đối với ấn phẩm như:
- Tăng tuổi thọ cho sản phẩm nhờ tạo độ dày cho sản phẩm in.
- Giữ bền màu, chống ẩm khi tác động với môi trường bên ngoài, đặc biệt là khí hậu nóng ẩm.
- Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, thu hút người nhìn.
- Tránh bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh bằng khăn ẩm mà không làm ảnh hưởng đến lớp giấy bên trong.
- Chống trầy xước hiệu quả cho bề mặt sản phẩm.
Sử dụng cán bóng, cán mờ trong trường hợp nào?
Các sản phẩm in cán bóng, cán mờ có thể ứng dụng trong các trường hợp sau:
- Cán bóng thường áp dụng cho các ấn phẩm như decal ô tô, tờ rơi, catalogue, card visit
- Cán mờ áp dụng cho ấn phẩm như tờ rơi quảng cáo cho spa, mỹ phẩm, nails,…
- Khi bạn muốn ấn phẩm của mình có tính thẩm mỹ cao, tạo sự ấn tượng trong mắt khách hàng, đối tác.
- Áp dụng cho các loại ấn phẩm thường xuyên phải vận chuyển, xếp, lưu kho, các sản phẩm cần có độ bền, không quăn gấp.
Trên dây là giải đáp chi tiết kỹ thuật cán bóng, cán mờ là gì và quy trình thực hiện chi tiết. Hy vọng rằng, bài viết trên đây của Nhóm In sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này.